Danh mục

Lý - Lớp 7

23 Video bài giảng |65 kỹ năng |24 bài học |720 bài luyện tập

avatar
avatar
avatar
+73,950 Bạn đã mua
Nội dung kèm theo trong chương trình
Cam kết nâng cao điểm số môn Lý với chi phí siêu tiết kiệm
  • 23+ video bài giảng sinh động, hấp dẫn, lộ trình học rõ ràng
  • 720+ bài tập bài tập toán nhiều trình độ
  • 24 mẫu đề thi và lời giải chi tiết
  • Lớp LIVESTREAM miễn phí hằng tuần
  • Hỗ trợ thi thử, sát hạch trình độ bất cứ lúc nào
  • Học 24/7 mọi nơi, mọi chỗ với phiên bản web, app
  • Hỗ trợ LIVE 247 với mọi thắc mắc học tập của học sinh
  • Báo cáo học tập theo thời gian thực (REALTIME) chi tiết, đánh giá chính xác trình độ, điểm số
Phương pháp giảng dạy trong chương trình
Xoá tan nỗi lo thi cử - Điểm số
  • icon
    Vận dụng kiến thức liên môn trong bài học

    Theo chuẩn giáo dục STEM thế giới

  • icon
    Bài giảng liên tưởng thực tế

    Giúp ghi nhớ kiến thức dễ dàng, phát huy năng lực giải quyết vấn đề

  • icon
    Cá nhân hoá học tập

    Lộ trình học thông minh theo năng lực tiếp thu, lỗ hổng kiến thức cá nhân

  • icon
    Học tập thú vị

    Hình ảnh, âm thanh, ví dụ sinh động, lôi cuốn người học

  • icon
    Giáo viên giỏi kèm cặp

    Hỗ trợ 24/7 - Livestream liên tục - Gia sư chuyên sâu

Đề cương theo chương trình SGK
Đối tượng
  • Học sinh Lớp 7 muốn ôn luyện kiến thức đã được học trên lớp.
  • Phụ huynh muốn tiếp cận nội dung chương trình và tham khảo hướng dẫn con học
  • Giáo viên muốn sử dụng như công cụ hỗ trợ giảng dạy, giao bài hoặc tham khảo để chuẩn bị cho các bài giảng trên lớp.
Kiến thức, kỹ năng đạt được sau chương trình học

A - Cải thiện Thái độ học tập:

  • Con tự giác học tập không cần nhắc nhở sau ít nhất 03 tháng tham gia chương trình
  • Kiên trì với các dạng bài khó, chủ động đặt câu hỏi khi chưa hiểu

B - Nắm chắc kiến thức và thành thạo kĩ năng, hiểu bản chất:

Nhận biết ánh sáng

  1. Nhận biết được rằng, ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.
  2. Nêu được ví dụ về nguồn sáng và vật sáng.
  3. Nhận biết được ba loại chùm sáng: song song, hội tụ và phân kì.

Đường truyền ánh sáng

  1. Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng.
  2. Biểu diễn được đường truyền của ánh sáng (tia sáng) bằng đoạn thẳng có mũi tên.
  3. Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế: ngắm đường thẳng, bóng tối, nhật thực, nguyệt thực...

Phản xạ ánh sáng

  1. Nêu được ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng.
  2. Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng.
  3. Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng.
  4. Biểu diễn được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến trong sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng.
  5. Vẽ được tia phản xạ khi biết tia tới đối với gương phẳng, và ngược lại, theo hai cách là vận dụng định luật phản xạ ánh sáng hoặc vận dụng đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng.

Tạo ảnh

  1. Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng: đó là ảnh ảo, có kích thước bằng vật, khoảng cách từ gương đến vật và ảnh bằng nhau.
  2. Dựng được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng.
  3. Nêu được những đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm và tạo bởi gương cầu lồi.
  4. Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lồi là tạo ra vùng nhìn thấy rộng và ứng dụng chính của gương cầu lõm là có thể biến đổi một chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ tập trung vào một điểm, hoặc có thể biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.

Nguồn âm

  1. Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp.
  2. Nêu được nguồn âm là một vật dao động.
  3. Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm như trống, kẻng, ống sáo, âm thoa.

Độ cao của âm

  1. Nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ. Nêu được ví dụ.

Độ to của âm

  1. Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ. Nêu được ví dụ.

Môi trường truyền âm

  1. Nêu được âm truyền trong các chất rắn, lỏng, khí và không truyền trong chân không.

tốc độ truyền âm

  1. Nêu được trong các môi trường khác nhau thì tốc độ truyền âm khác nhau.

Phản xạ âm

  1. Nêu được tiếng vang là một biểu hiện của âm phản xạ.
  2. Nhận biết được những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém.
  3. Kể được một số ứng dụng liên quan tới sự phản xạ âm.
  4. Giải thích được trường hợp nghe thấy tiếng vang là do tai nghe được âm phản xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn.

ô nhiễm tiếng ồn

  1. Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm do tiếng ồn.
  2. Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm do tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể.

vật liệu cách âm

  1. Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn.

Sự nhiễm điện.

  1. Mô tả được một vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.
  2. Nêu được hai biểu hiện của các vật đã nhiễm điện là hút các vật khác hoặc làm sáng bút thử điện.
  3. Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan tới sự nhiễm điện do cọ xát.

Điện tích

  1. Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích và nêu được đó là hai loại điện tích gì.

Cấu tạo nguyên tử

  1. Nêu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử: hạt nhân mang điện tích dương, các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện.

Nguồn điện

  1. Mô tả được thí nghiệm dùng pin hay acquy tạo ra dòng điện và nhận biết dòng điện thông qua các biểu hiện cụ thể như đèn bút thử điện sáng, đèn pin sáng, quạt quay…
  2. Nêu được tác dụng chung của các nguồn điện là tạo ra dòng điện và kể được tên các nguồn điện thông dụng là pin và acquy.
  3. Nhận biết được cực dương và cực âm của các nguồn điện qua các kí hiệu (+), (-) có ghi trên nguồn điện.

Dòng điện

  1. Nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

Sơ đồ mạch điện

  1. Mắc được một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối.
  2. Vẽ được sơ đồ của mạch điện đơn giản đã được mắc sẵn bằng các kí hiệu đã được quy ước.
  3. Mắc được mạch điện đơn giản theo sơ đồ đã cho.

Vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện

  1. Nhận biết được vật liệu dẫn điện là vật liệu cho dòng điện đi qua, vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện đi qua.
  2. Kể tên được một số vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện thường dùng.

Dòng điện trong kim loại

  1. Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng.

Chiều dòng điện

  1. Nêu được quy ước về chiều dòng điện.
  2. Chỉ được chiều dòng điện chạy trong mạch điện.
  3. Biểu diễn được bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện.

Tác dụng của dòng điện

  1. Kể tên các tác dụng nhiệt, quang, từ, hoá, sinh lí của dòng điện và nêu được biểu hiện của từng tác dụng này.
  2. Nêu được ví dụ cụ thể về mỗi tác dụng của dòng điện.

cường độ dòng điện

  1. Nêu được tác dụng của dòng điện càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn, nghĩa là cường độ của nó càng lớn.
  2. Nêu được đơn vị đo cường độ dòng điện là gì.

Các phép đo (Cđdđ)

  1. Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện.

Hiệu điện thế

  1. Nêu được: giữa hai cực của nguồn điện có một hiệu điện thế.
  2. Nêu được: khi mạch hở, hiệu điện thế giữa hai cực của pin hay acquy (còn mới) có giá trị bằng số vôn ghi trên vỏ mỗi nguồn điện này.
  3. Nêu được đơn vị đo hiệu điện thế.
  4. Nêu được khi có hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn thì có dòng điện chạy qua bóng đèn.
  5. Nêu được rằng một dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi sử dụng nó đúng với hiệu điện thế định mức được ghi trên dụng cụ đó.
  6. Sử dụng được vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực của pin hay acquy trong một mạch điện hở.

Các phép đo

  1. Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện và vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn trong mạch điện kín.

Mạch điện

  1. Nêu được mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện trong đoạn mạch nối tiếp và song song.
  2. Nêu được mối quan hệ giữa các hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp và song song.
  3. Mắc được hai bóng đèn nối tiếp, song song và vẽ được sơ đồ tương ứng.
  4. Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp và song song.

An toàn điện

  1. Nêu được giới hạn nguy hiểm của hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với cơ thể người.
  2. Nêu và thực hiện được một số quy tắc để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện.
Yêu cầu khi học
  • Máy tính, điện thoại
  • Kết nối mạng, Loa, Micro
Gặp gỡ
Cố vấn giáo dục
Với đội ngũ cố vấn giáo dục có nhiều năm kinh nghiệm về giáo dục K12 trong và ngoài nước. Toppy tin rằng chương trình học, phương pháp giảng dạy của Toppy luôn được cập nhật và giúp học sinh phát triển một cách toàn diện.
image
Hãy luyện tập với tớ nhé
  • Môn học: Lý - Lớp 7
  • Video bài giảng: 23
  • Kỹ năng: 65
  • Bài học: 24
  • Bài luyện tập: 720
  • Lớp Livestream miễn phí hàng tuần
Đội ngũ phát triển chương trình